RỪNG
(NGUYỄN
TUẤN
KHANH)
Sinh: 1941 Nam
Vang, Cao Miên.
Tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế năm 1964.
Hoạ sĩ RỪNG - Nhà văn KINH DƯƠNG VƯƠNG - Nhà thơ DUNG NHAM |
Mùa hè 1989,
chúng tôi
sửa
lại
nội
thất
căn nhà số 142 Đồng Khởi, Quận 1, Sài
Gòn, dự định mở tiệm bán hàng
mỹ nghệ sơn mài
và nhạc cụ dân tộc. Chúng
tôi đặt tên cửa tiệm là TỰ DO, theo tên đường này trước năm
1975. Vì các cơ sở sản xuất sơn mài
giao hàng trễ, chúng
tôi chỉ mới bày
một
ít nhạc cụ dân tộc của Vĩnh
Tuấn,
cựu giáo
sư trường
Quốc Gia Âm
Nhạc Huế.
Đúng lúc
ấy,
nhà
thơ Nguyễn Phan Thịnh giới thiệu hoạ sĩ
Rừng, bạn anh, đến triển lãm
tranh.
Cửa tiệm tuy mới sửa lại, nhưng nhằm mục đích
khác, nên
không thật thích
hợp
với
một
phòng triển lãm
hội
hoạ,
tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn, mọi người chấp nhận sự tương đối, nên
cuộc
triển
lãm được tiến hành
nhanh chóng.
Cuộc triển lãm mang tên:
“PHÒNG
TRANH MÙA HẠ”. Rừng trưng
bày 60 bức tranh sơn dầu trên
giấy.
Vào lúc
này sơn
dầu
và giấy vẽ đắt và hiếm, nên Rừng sử dụng báo
mỹ thuật Liên Xô khổ A4, A5, lợi dụng màu in trên
giấy
họa
báo làm
nền
để tiết kiệm sơn dầu.
Để tăng cường ánh
sáng cho phòng triển lãm,
chúng tôi
treo thêm ba bóng
đèn tròn
150 watts. Lúc đó chưa có đèn
chiếu
halogen.
Đúng 10 giờ sáng ngày
22-6-1989, tất
cả đèn trong phòng vụt tắt. Rừng đọc bài
thơ "Phòng
Triển Lãm Tắt
Đèn”. Pháo
nổ.
Các bức rèm
vén lên,
đèn lại bật sáng,
quan khách và thân hữu được mời vào
thưởng ngoạn các tác
phẩm
mới
của
Rừng.Phòng Triển Lãm
của
chúng tôi
nhỏ quá, không
đủ chỗ cho tất cả mọi người. Khách
mời
đứng chật hai bên đường, từ Nhà Hát Thành
Phố đến góc đường Đồng Khởi và Lê Thánh
Tôn, có lẽ không dưới 500 người. Rất nhiều người hôm
đó không
vào xem tranh đuợc. Khách
đến, không riêng
hoạ sĩ, còn
là các văn
nghệ sĩ, nhà báo, nhạc sĩ,
giáo sư,
trí thức của thành
phố.
Mọi
người xúc động trước một sự kiện mới.
GIỌT LỆ - Sơn dầu/giấy - 34cm x 26cm |
Luật sư Đoàn Thanh Liêm, một nhà hoạt động chính
trị và thanh niên
trước 1975 gắn nơ chọn hai bức. Đó là lần đầu
ông sưu
tập tranh.
Các nhà sưu tập đã mua
trên 2/3 bức trên
tổng
số 60
tranh trưng bày.
Chỉ riêng ba nhà sưu tập Đài
Loan đã mua gần hết số tranh nói
trên, trong đó có
bức “CHIẾN TRANH VÀ TÔI”. Chủ nhân
mới
bức
tranh này là Kiến Trúc Sư Trần Đại Hùng
(Chen Wen Chung). Mua được bức này với giá 400
đô la Mỹ, ông
mừng
quá, ôm
bức
tranh nhảy
múa quanh phòng tranh. Đó là
phác thảo của một tác
phẩm
lớn
hơn sau này.
CHIẾN TRANH VÀ TÔI - Sơn mài - 152cm x 160cm |
Sau cuộc triển lãm đầu tiên
thành công,
chúng tôi
bỏ ý
định
mở tiệm bán hang mỹ nghệ sơn mài.
TỰ DO
chính thức trở thành
PHÒNG TRANH TỰ DO.
Rừng (tên thật: Nguyễn Tuấn Khanh), sinh năm 1941 tại Nam Vang, Cao Miên. Thân
phụ Rừng là công chức làm
việc
tại
Nam Vang cho chính quyền Bảo Hộ Pháp,
khi đó đang cai trị Đông Dương
(ba nước Việt, Miên, Lào).
Sau cuộc
đảo chính của Nhật năm
1945, Pháp đầu hàng,
Đông Dương
lọt
vào tay Nhật. Gia đình
ông hồi hương
về kinh
đô Huế. Học xong trung học, Rừng muốn học mỹ thuật nhưng
thân phụ ông phản đối quyết liệt. Ông
cụ muốn Rừng học hành chánh
hoặc
sư phạm để để thành công
chức hoặc nhà giáo,
có nghề nghiệp vững chắc. Không
thuyết
phục
được bố, Rừng mạo hiểm bỏ gia đình trốn vào
Sài Gòn
học
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Ông
cụ đành nhượng bộ, chấp nhận để Rừng học mỹ thuật, và thuyết phục Rừng về học Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế cho gần nhà.
Rừng
tốt
nghiệp
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế năm 1964.
Sau 1975, Rừng là hoạ sĩ
đầu
tiên miền Nam được triển lãm
cá nhân.
Cuộc
triển
lãm mang tên
“BÌNH MINH MỚI”
được
tổ chức tại Hội Mỹ Thuật TP.HCM năm 1987, một năm
sau chính sách
“Đổi Mới” được ban hành.
Cuộc
triển
lãm trưng
bày 63 bức tranh sơn dầu trên
hoạ báo Liên
Xô khổ A4, A5, thưc hiện theo phong cách biểu hiện, mang nhiều ẩn ý sâu sắc, như bức “CÂY GIỌT LỆ”, mỗi chiếc lá là một con mắt đang
rơi lệ.
CÂY GIỌT LỆ - Sơn mài - 76cm x 60cm |
Trong triển lãm "PHÒNG TRANH MÙA HẠ" tại Phòng
Tranh Tự Do,
các sáng
tác của RỪNG đi
thẳng
vào những cảm xúc
và suy tư của con người lúc
bấy
giờ,
gây xúc
động cho người xem và truyền đến công
chúng
những
thông điệp mạnh mẽ. Những thiếu phụ gầy trơ xương ôm
đứa con đói khát;
những
khuôn mặt đàn
ông da bọc xương,
mắt
nhìn trừng trừng vào
cõi hư vô...Một số chân
dung này có thể là bạn bè của hoạ sĩ.
Một số tác phẩm của Rừng được ông
David Thomas, một
cựu
chiến
binh Mỹ ở Việt Nam, Chủ Tịch Indochina
Partnership Program, tuyển
chọn
và đưa vào
hai cuộc
triển
lãm:
-
"Nhìn
từ hai phía", triển
lãm tại 12 địa điểm
ở Mỹ (Bảo Tàng Mỹ Thuật Minnesota và
Phòng
Triển Lãm Nghệ Thuật
ở
11 trường
đại học khác) và 7 địa điểm
ở Việt Nam (Bảo Tàng Mỹ Thuật Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh…) từ 1990 đến 1995.
-
"Nghìn
trùng
xa cách", được trưng
bày tại
Bảo Tàng Smithsonian Institute, Washington
DC năm 1995.
CÕI TRĂNG CHÌM - Sơn dầu/giấy - 20cm x 25cm |
“PHÒNG TRANH MÙA XUÂN”, cuộc triển lãm
cá nhân
lần
thứ hai
của
Rừng
trong năm 1989, cũng tại Phòng
Tranh Tự Do,
gồm
17 bức
tranh sơn dầu trên
bố 60x80cm
và 80x100cm. Phác thảo bức "CHIẾN TRANH VÀ TÔI"được chuyển sang sơn
dầu
trên bố, 80x100cm. Ông vẽ một khuôn
mặt
ngơ ngác,
mồm
há hốc, nhìn
cây cầu gẫy đôi
trong cảnh
hoang tàn. Một tác
phẩm
khác, “NGƯỜI HAI NGÀN
TUỔ”I vẽ chúa
Giê Su nhân
từ giản dị, đội mũ lông chim, làm ta liên
tưởng đến những chiếc lông
chim trên trống đồng Lạc Việt. Lần này,
một
nhà sưu tập tranh người Áo,
làm việc ở Indonesia, mua gần nửa số tranh trưng bày,
trong đó có
hai bức này. Chúng tôi
mất
các thông
tin liên quan đến vị khách
quí này.
NGƯỜI HAI NGÀN TUỔI - sơn dầu/bố - 80cm x 80cm |
Năm 1993, trước khi sang định cư ở Mỹ, Rừng triển lãm loạt sáng
tác mới: “PHIÊU DU MỘNG TƯỞNG -
BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG”, 36 bức tranh sơn màiđược trưng
bày
tại
Bảo
Tàng
Mỹ Thuật TP.HCM. Nhân xem một tờ giấy rửa sang hình
bị hỏng, Rừng bỗng khám phá ánh
sáng trên
tờ giấy biến đổi cực kỳ phong phú và linh động, hoàn
toàn không
giống
bất
cứ hình ảnh nào
ngoài đời. Từ cảm hứng này,Rừng thực hiện loạt tranh sơn mài
nói trên. Tất cả bộ tranh này được
ông Shintaku (Taco),
một
nhà sưu tập Nhật mua hết.
Năm 1999, trở về từ Mỹ, Rừng triển lãm
tại
Phòng Tranh Tự Do loạt tranh “TRÊN TẦNG THANH KHÍ” gồm 16 bức kích
thước 100cmx80cm;
100cmx100cm; 150cmx100cm. Các mảng màu
lớn,
rực
rỡ,
với
các biến chuyển sắc độ tinh tế. “Tôi muốn trình bày một thế giới khác, không giống thế giới hiện hữu”,
Rừng nói. Loạt tranh này dựa vào
các phác
thảo
cắt
dán khổ nhỏ (khoảng 25cmx35cm) Rừng đã triển lãm
ở Blue
Space Gallery trong Bảo
Tàng
Mỹ Thuật TP.HCM năm 1997.
TẢNG BĂNG CHÌM - Sơn dầu/bố - 120cm x 80cm |
Rừng tái ngộ Phòng Tranh Tự Do năm 2009 với cuộc triển lãm
“CẢM TẠ NGƯỜI NỮ” gồm bảy bức tranh sơn dầu cùng kích
thước 100cmx170cm. Bộ tranh kể lại cuộc đời của một người nữ từ khi ra đời đến thủa dậy thì,
có người yêu,
sinh con đẻ cái, và cuối cùng, tất cả các bà mẹ cùng con đoàn viên
trong “VƯỜN XUÂN”
(bức thứ bảy của bộ tranh). Kết thúc nhân
ái và hạnh phúc trong bức “VƯỜN XUÂN” như cảnh VUỜN ĐỊA ĐÀNG
trong mơ uớc. Bộ tranh bày
tỏ
sự cảm phục và tri ân
các bà mẹ đã bảo tồn nòi
giống
trong suốt
chiều
dài lịch sử nhân
loại.
Khác với hai bộ tranh trừu tượng “PHIÊU DU MỘNG TƯỞNG – ÁNH
SÁNG VÀ BÓNG TỐI”
và “TRÊN
TẦNG
THANH KHÍ”, lần này,
Rừng
vẽ nguời và cảnh vật rõ ràng. "Mấy năm trước,tôi đã rời mặt đất lên trời. Bây giờ tôi
xuống
đất trở lại", Rừng nói.
VƯỜN XUÂN - Chất liệu tổng hợp/bố - 122cm x 180cm |
Bộ tranh này đã triển lãm tại Mỹ cùng năm
2009 với
tên “CẢM TẠ NGƯỜI MẸ”.
Rừng thay đổi phong cách liên
tục.
Mỗi
triển
lãm là một loạt tranh mới, từ suy tư đến màu
sắc,
tạo
hình đều khác
lần
triển
lãm trước. Có khách hàng
than phiền:
“Tôi hụt hơi,
không theo nổi sự thay đổi của hỏa sĩ này”. Rừng đáp:
“Là
nghệ sĩ sáng tác,
tôi phải luôn
tự làm mới mình”
PHÚT CẦU NGUYỆN THIÊN THU - Sơn dầu/bố - 100cm x 80cm |
Ngoài việc sáng
tác tranh, Rừng còn
viết
văn (bút
hiệu:
Kinh Dương Vương),
làm thơ (bút hiệu: Dung Nham).
Rừng còn sung sức, còn
làm việc chưa
biết
mệt.
Ai biết
điều gì sẽ nẩy sinh trong đầu ông
và cây cọ trong tay ông sẽ tung hoành
như thế nào trên
những
tấm
bố ở lần triển lãm tới?
Xin tạm kết luận, Rừng là một hoạ sĩ
tài năng,
và có
những đóng góp
đáng kể cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
NGƯỜI CỦA BIỂN - Một trong những sáng tác của Rừng ở Thập niên 60 (Đã bị thất lạc) |
San Francisco, March 10,
2014
No comments:
Post a Comment