Sinh: 1969, Hải Phòng
Từ trần: 2001, Sài Gòn.
Thuở nhỏ, Khánh thích vẽ,
xin bố mẹ
cho học
Lớp Năng Khiếu Câu
Lạc Bộ
Thiếu
Nhi TP. Hải Phòng. Tuy bố
của Khánh không
bằng lòng, nhưng Khánh
được mẹ
ủng hộ,
nên ông cũng phải
chiều theo ý hai mẹ con.
Lớp
Năng Khiếu Câu
Lạc Bộ
Thiếu
Nhi dạy vẽ
các
vật dụng quen thuộc như bát cơm, tách trà, chiếc lá...Học sinh phải mất nhiều thời gian để vẽ xong một chiếc. Với Khánh thì
việc
thực hiện các bài tập thật dễ dàng.
Nguyễn Xuân Khánh - Hoa - sơn dầu - 60x81cm |
Nãng
khiếu vẽ
đưa Khánh
đến làm việc cho một nhà sản xuất gốm giả
cổ nổi tiếng và
khó tính ở đất cảng Hải Phòng. Hoa tay của
Khánh giúp Khánh tái hiện
các hoạ
tiết
tinh tế trên gốm đời Tống, Đường, Nguyên...cho các bản sao. Đấy là một công
việc kiếm tiền không tệ. Nhưng Khánh không muốn làm nghề sao chép,
Khánh mơ ước trở thành họa sĩ sáng
tạo,
Nguyễn Xuân Khánh - Nhà Thờ Ninh Bình - Bột màu - 66x77cm |
Thân
phụ Khánh
là nhà giáo ở
Hải
Phòng, Ông là
bào đệ của nguyên Đại
Tá Không Quân Nguyễn Xuân Vinh, Tư Lệnh Không Quân thời Tổng
Thống Ngô Đình
Diệm. Thân thế
như vậy thật không dễ
dàng
cho sự nghiệp đứng trên bục giảng ở
miền
Bắc trong giai đoạn trước 1975. Lý lịch
đó cũng khó
cho Khánh. Thân phụ
Khánh
luôn lo nghĩ về chuyện này, vì
Khánh
có năng khiếu toán,
có thể
tiến
xa trong lãnh vực khoa học. Nhưng với Khánh thì
lý lịch không thành vấn đề, Khánh thích vẽ
hơn
và chỉ
muốn
thành hoạ
sĩ.
Nguyễn Xuân Khánh - Sáng Cao Nguyên - sơn dầu - 83x96cm |
Khánh
tham gia nhiều triển lãm ở
Hải
Phòng, triển lãm
của thiếu nhi, triển lãm của họa sĩ trẻ và cùng triển lãm vói các hoạ
sĩ đã thành danh. Giới văn
nghệ sĩ lão thành của Hải Phòng vẫn xem chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Khánh như
một
người bạn văn nghệ.
Nguyễn Xuân Khánh - Nhà Thờ Ninh Bình - sơn dầu - 61x73cm |
Năm
1990, trong cuộc triển lãm chung với Họa Sĩ Đào Hải Phong ở Hà Nội, Khánh bán được 2 bức tranh bột mầu
với giá
200 USD. Lần đầu tiên Khánh kiếm được
tiền bằng tác phẩm của mình, và
đó lại
là một khoản tiền rất lớn ở
miền
Bắc lúc bấy giờ.
Nguyễn Xuân Khánh - Thiếu Nữ - sơn dầu - 80x65cm |
Năm
1993, Khánh được trao giải thưởng
Nguyễn Bỉnh Khiêm của
TP. Hải Phòng.
Rồi
Khánh vào làm việc cho Tạp Chí THẾ GIỚI MỚI của Bộ
Giáo
Dục tại Sài Gòn, năm 1993. Toà Soạn Tạp Chí
THẾ GIỚI MỚI chỉ
cách
Phòng Tranh Tự Do 100m. Do đó, ngay tuần đầu
tiên đến Sài Gòn, Khánh đến Phòng Tranh Tự Do và
mời
chúng tôi xem tranh.
Nguyễn Xuân Khánh - Phố - Bột màu - 55x63cm |
Khánh
mang đến khoảng 50 bức tranh bột màu và
màu
nước vẽ
trên
giấy. Đó
là toàn bộ
sáng
tác của Khánh mang từ Bắc vào.
Hầu hết là
tranh phong cảnh, vài bức vẽ nhân vật và vài bức vẽ tĩnh vật. Số lượng tác phẩm nói
lên sở
trường
cũng như
sự yêu thích của Khánh với thể
loại
tranh phong cảnh. Đặc biệt là những bức
vẽ sông Tam Bạc rất đẹp và truyền cảm.Tam Bạc là
con sông chia đôi thành
phố Hải Phòng.
Nguyễn Xuân Khánh - Sông Tam Bạc - sơn dầu - 54x73cm |
Khánh vẽ dòng sông, với những con thuyền và nhà phố bên sông , với cách
nhìn độc đáo của một nghệ sĩ và tình yêu quê hương. Khánh tạo được nét riêng
và rất
được ưa thích. Số tranh
Khánh mang đến Phòng Tranh Tự Do bán được quá
nửa
ngay trong tháng đầu tiên.
Tôi đề nghị Khánh chuyển sang vẽ sơn dầu. Thật kỳ
diệu!
Khánh vẽ
sơn
dầu thành công ngay từ bức đầu tiên. Phong cảnh trong tranh sơn dầu của Khánh sâu, lung linh sống
động hơn bột màu nhiều. Những bức tranh chân dung Khánh vẽ rất duyên dáng, cả những
bức vẽ hoa và tĩnh vật cũng dễ thương.
Khánh phóng những
nhát cọ
lớn
đầy tự tin, mầu sắc tươi sáng và
sống
động. Khánh sử dụng những màu sống và tương phản
như xanh dương, xanh lục, đỏ, vàng... rồi Khánh
tạo những khoảng màu
trung gian nhẹ nhàng làm sự
tương
phản trở
nên
hài hòa, mềm mại.
Ngay lập tức, tranh sơn dầu của Khánh đón nhận sự
yêu thích của người thưởng lãm và sự chú ý đặc
biệt của các nhà
sưu
tập tranh.
Nguyễn Xuân Khánh - Thiếu Nữ - sơn dầu - 73x54cm |
Nghệ thuật của Nguyễn Xuân
Khánh là
một
hôn phối đẹp đẽ
của
hai trường phái Ấn
Tượng và Dã
Thú. Dù là
cảnh
bình minh huy hoàng trên
biển hay nắng quái
chiều hôm trên ngôi đền chơ
vơ ,
ngọn đồi cô
quạnh,
cảnh nào cũng rực rỡ, quyến rũ và lãng mạn. Khánh vẽ
một
cách thoải mái, như một nhạc công điêu luyện làm chủ
nhạc
cụ, không còn phải
chú tâm đến kỹ
thuật
để hồn và nhạc hòa quyện. Nhìn Khánh vẽ, tôi cảm thấy Khánh đã
quên
cây cọ
trong tay và trãi cả tâm hồn lên
tấm bố.
Khi hỏi Khánh tại sao thích vẽ
phong cảnh hơn các thể loại khác, Khánh trả lời vì Khánh yêu cảnh đẹp, có khi cảnh
đẹp làm Khánh xúc động đến muốn tự tử (để được chết giữa giây phút tuyệt vời).
Khánh đã nghỉ làm việc ở Tòa Soạn Tạp Chí
THẾ GIỚI MỚI để dành thời gian và tâm ý cho việc sáng tác.
Khánh
triển lãm trong nước nhiều
lần. Lần đầu tiên Khánh triển lãm ỏ
nước ngoài tại HS Gallery ở Brussels,
Bỉ, năm 1997. Lần thứ hai
ở Atrium
Gallery,Melbourne, Úc, năm 2000. Cả hai lần
triển lãm đều thành công tốt đẹp, cả
về tài chánh cũng như
công
luận.
Nguyễn Xuân Khánh - Sông Tam Bạc - sơn dầu - 69x99cm |
Chỉ vài tháng sau cuộc triển
lãm lần thứ
hai ở Melbourne,
ngày 20 tháng 3 năm
2001, Nguyễn Xuân Khánh qua đời sau một tai nạn lưu
thông ở
Quận
7, Sài Gòn. Khi đó, Khánh
mới 32 tuổi.
Nguyễn Xuân Khánh - Chân Dung - sơn dầu - 75x65cm |
Từ 1993 cho đến khi mất, Nguyễn Xuân Khánh là Hoạ Sĩ chuyên nghiệp, sống bằng tiền bán tranh. Trong thời
gian đó, Khánh vẽ
được khoảng
400 tác phẩm, đa số
là tranh sơn dầu. 70% số tranh đó đến với các nhà
sưu
tập thông qua Phòng Tranh Tự Do.
Nguyễn Xuân Khánh - Phong Cảnh - sơn dầu - 83x96cm |
Hy vọng
sau này sẽ
có người nghiên cứu
và đánh giá
sự nghiệp mỹ
thuật
của Nguyễn Xuân
Khánh đầy đủ
hơn.
Nguyễn Xuân Khánh - Tĩnh vật - sơn dầu - 65x75cm |
San Francisco
1-October-2014
No comments:
Post a Comment