Nguyễn Văn Phuơng bên bức tuợng ÁNH TRĂNG thạch cao. Sau lưng là tác phẩm HÁT Ả ĐÀO, sơn dầu/bố, 119cm x 91cm |
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
Họa Sĩ
(Sinh: Hà Nội 1930
– Từ trần: Đà Lạt 2006)
Nguyễn Văn Phương
tham gia sinh hoạt văn học nghệ thuật khá sớm.
Trước chiến tranh
Việt-Pháp 1945, ông học đàn với một nữ giáo sư người Đức. Chồng bà là giáo sư
toán, nhưng say mê hội hoạ. Nguyễn Văn Phương học vẽ với vị giáo sư toán người
Đức này.
Năm 1950, Nguyễn
Văn Phương đã có cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên ở Phòng Thông Tin Hà Nội, sau
đó là Phòng Thông Tin Hải Phòng.
Năm 1954, ông là 1
trong 9 sinh viên được tuyển chọn vào khoá đầu tiên trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ
Thuật Gia Định. Ông chọn khoa điêu khắc. Tất cả sinh viên khoá này được học bổng
toàn phần. Ông chỉ học năm thứ nhất. Sang năm thứ hai, vì bất hoà với một giáo
sư, ông bỏ học.
HUYỀN THỌAI LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ - Sơn dầu/bố - 136cm x 180cm |
Trong giai đoạn này, Ông có 2 công trình đáng kể:
-
Biên
soạn cuốn NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (VIETNAMESE CONTEMPORARY ART). Cuốn này
được Nha Học Vụ Mỹ Thuật, Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Miền Nam) xuất bản năm 1962 để
tặng quốc khách nhân khai mạc ĐỆ NHẤT QUỐC TẾ TRIỂN LÃM HỘI HOẠ tổ chức tại vuờn
Tao Đàn năm này. Đây là cuốn sách mỹ thuật đầu tiên của Việt Nam cho đến lúc đó.
- Thành viên Hội Đồng Tuyển Lựa Tranh các hoạ
sĩ trong nước cho ĐỆ NHẤT QUỐC TẾ TRIỂN LÃM HỘI HOẠ tổ chức tại vuờn Tao Đàn năm 1962.
Năm 1998, MÙA XUÂN VĨNH CỬU là tiêu đề triển lãm cá nhân lần thứ 3 tại Phòng Tranh Tự Do, Sài Gòn, nhưng là triển lãm cá nhân đầu tiên tại miền Nam, sau 2 lần sớm sủa tại Hà Nội và Hải Phòng năm 1950.
Chúng tôi không có
thông tin gì về các tác phẩm triển lãm hai lần ở Phòng Thông Tin Hà Nội và
Phòng Thông Tin Hải Phòng năm 1950. Nguyễn Văn Phương sống khép kín và rất ít
khi chịu nói về mình.
HỘI LIM
Sơn dầu/bố - 120cm x 160cm
|
Nhưng toàn bộ
tranh ông thực hiện từ 1959 đến ngày ông qua đời là một quá trình sưu tầm, suy
tư, sáng tác nghiêm túc và nhất quán. Ông muốn tái hiện và ca tụng nền văn minh
Văn Lang của thời đại các vua Hùng. Ông ngợi ca MÙA XUÂN VĨNH CỬU của dân tộc
Việt. Các lễ hội vui chơi tiếp diễn quanh năm. Hình ảnh trong tranh ngập tràn
hân hoan, hạnh phúc. Ngay cả các thôn nữ làm việc đồng áng nặng nhọc cũng vui
tươi đẹp đẽ trong y phục cổ truyền...
|
Về kỹ thuật, ông sử
dụng 5 màu cơ bản của nghệ thuật dân gian Việt Nam: Xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Người và vật trong tranh ông luôn có đường viền màu đen bao quanh, rất gần gũi
với tranh khắc gỗ làng Hồ, Bắc Ninh. Nguyễn Văn Phương phối hợp nhuần nhuyễn kỹ
thuật hội hoạ phương Tây với nghệ thuật cổ truyền dân gian Việt Nam. Về điểm
này, nhiều hoạ sĩ đã tìm đến, nhưng không dừng chân đủ lâu. Nguyễn Văn Phương
dành hết cuộc đời cho một phong cách duy nhất. Phải kiên định và say mê lắm mới
được như vậy. Ông xứng đáng là người đi xa nhất và thành công nhất ở phong cách
và đề tài này.
GÁNH LÚA
Sơn dầu/bố – 118cm x 91cm
|
No comments:
Post a Comment