Tranh Cực Thực
Nghệ thuật Hiện
thực tưởng như đã hoàn thiện từ thời Phục hưng, để nhường bước cho các trường
phái khác. Nhưng các hoạ sĩ yêu chủ nghĩa Hiện thực không nghĩ như vậy. Họ
không ngừng tìm ra những cơ hội để bày tỏ tình yêu với thiên nhiên và cuộc sống
một cách sống động hơn, tinh tế hơn. Họ đều có tham vọng vượt đỉnh Hy mã lạp
sơn của những người đi trước.
Phòng tranh Tự Do
hân hạnh giới thiệu hai hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái “Cực Thực”
(Hyper-realism) đương đại:
1.- Nguyễn Thanh Hoà (Nguyên Phan):
Nguyễn Thanh Hoà sinh năm 1965 tại Phan Thiết, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật TP HCM năm 1991. Những năm đầu, các tác phẩm ký tên
“Nguyên Phan”. Kể từ năm 1998, ông bắt đầu ký tên “Nguyễn Thanh Hoà. Vì vậy
sáng tác của ông có thể ký tên: “Nguyên Phan”; “Nguyễn Thanh Hòa”; hoặc “Nguyên
Phan - Nguyễn Thanh Hòa”.
Nguyên Phan áp dụng
hiện thực cổ điển cho phần lớn các tác phẩm sơn dầu giai đoạn 1995 đến nay. Chỉ
có một tình yêu mãnh liệt mới giữ được tác giả ngồi trước giá vẽ mỗi ngày 8
tiếng, 6 ngày một tuần trong gần 20 năm ròng rã.
Hãy quan sát bàn tay đẹp hững hờ cầm chiếc quạt lá. Ánh sáng đổ từ gò má cô gái xuống ngực, rồi thuận chiều theo những nếp áo cánh tay xuống mu bàn tay và chiếc quạt. Tác giả hình như muốn nhấn mạnh đến bàn tay cầm quạt, chiếc quạt, rồi hắt qua ấm thuốc, chủ đề chính của bức tranh. Từng chiếc nan quạt được diễn tả đến từng chi tiết nhỏ, một cách ân cần, âu yếm. Ấm thuốc dành cho ai? Cô gái nghĩ gì?
(NP.229) Bên ấm thuốc - sơn dầu - 117cm x 91cm |
2.- Nguyễn Quốc Dũng
Nguyễn Quốc Dũng sinh năm 1959 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại
Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Việt Nam năm 1984. Dũng có một thời gian làm việc cho
Công ty Tem Việt Nam (1989-1992).
Nguyễn Quốc Dũng
cầm máy ảnh song song với cây cọ. Ông là nhà nhiếp ảnh tin cậy của nhiều người
mẫu danh tiếng. Hình ảnh người đẹp trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng
tác mỹ thuật của ông. Tranh Nguyễn Quốc Dũng đã vượt qua những bức ảnh rất xa.
Chúng diễn tả tình cảm lãng mạn, trữ tình và tinh tế mà một bức ảnh không thể
đạt được.
Hãy xem bức “Hoài
cảm 2”. Toàn thân cô gái và cây đàn như xuôi theo làn gió làm lay chuyển cỏ cây
ở hậu cảnh. Khuôn mặt duyên dáng và chuỗi ngọc trai nổi bật trong màu vàng đất
của khăn, áo, hoa lá…gợi nhớ lại những kỷ niệm xa xôi.
Saigon, Sunday, July
26, 2014
No comments:
Post a Comment